Nguyên nhân và cách khắc phục mô tơ kêu to tại nhà

Hiện nay, gần như gia đình nào cũng có mô tơ để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, các mô tơ kêu to là tình trạng diễn ra khá phổ biến khi sử dụng. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà đôi khi còn là điềm báo về tình trạng máy bơm nước của bạn. Cùng Máy Bơm Đài Việt tìm hiểu về nguyên nhân và khắc phục mô tơ kêu to nhé.

Nguyên nhân mô tơ kêu to hiện nay

Mô tơ kêu to thường có tiếng kêu khác thường như tiếng rú, tiếng huýt gió, tiếng cọ sát cơ khí, tiếng trầm to, v.v…Dựa vào động cơ điện của mô tơ mà maybomteco.com tạm chia thành 02 nguyên nhân chính:

01. Nguyên nhân về điện từ

Nguyên nhân do lõi thép ép lỏng quá hoặc các lá thép miệng răng bị tòe đầu. Dẫn đến khe hở giữa roto và stator của động cơ điện không đồng đều khi các cuộn dây pha stato có mạch nhánh song song.

02. Nguyên nhân về cơ 

Động cơ điện bị chấn động quá nhiều dẫn đến hư hỏng ở các ổ đỡ. Hay các ghép không chặt các lá tôn thành lõi stator và rotor (trường hợp động cơ điện có rãnh gió hướng kính). Nêm rãnh bị hỏng, cách điện bị nhô lên khỏi mặt rãnh ,v.v…

khắc phục mô tơ kêu to

Ngoài 02 nguyên nhân trên thì mô tơ kêu to còn do thiếu nước. Do mạch nước ngầm thấp, máy bơm không hút đủ lượng nước dẫn đến máy bơm kêu to. Bên cạnh đó, do thiếu nước làm máy bơm nóng lên gây nguy hại các thiết bị trong máy bơm. Hay cũng có thể do các chi tiết máy bơm bị hạn gỉ sét: khác với tra dầu máy, máy bơm nước mua ở những địa điểm không uy tín, hàng rẻ kém chất lượng dễ dẫn đến gỉ sét các bộ phận bên trong.

Một số cách khắc phục mô tơ kêu to tại nhà

Để cách khắc phục mô tơ kêu to tại nhà, mình tạm chia âm lượng kêu to thành 03 mức chính để dễ xử lý. Dưới đây là các mức và cách kiểm tra, khắc phục khi mô tơ kêu to:

01. Tiếng kêu trầm to quá mức

Việc đầu tiên là bạn nên kiểm tra các bulong, đai ốc, đinh tán, mối hàn, v.v… xem các lõi tôn có được ép chặt không? Tiếp theo kiểm tra cách điện, nêm rãnh, bối dây xem có hiện tượng lỏng không? Kiểm tra động cơ điện có bị chấn động quá mức không? Xiết chặt các bu lông chân đế động cơ, các mối lắp ghép, v.v… Tùy vào từng trường hợp mà bạn có những xử lý khác nhau

02. Tiếng kêu âm cao

Thông thường khi gặp mô tơ kêu âm cao thì bạn nên kiểm tra cường độ dòng điện 3 pha có cân bằng và vượt quá chỉ số định mức không? Nếu động cơ điện vẫn làm việc bình thường. Thì bạn có thể xác định được rung động là do phần răng của lõi tôn stato và roto dưới ảnh hưởng của từ trường sóng hài bậc cao.

Sau đó kiểm tra ép chặt phần răng các lá thép tạo thành lõi tôn stato và roto. Các quan hệ giữa số rãnh stato có phù hợp không? Bởi đôi khi tiếng kêu âm cao còn kèm theo cả chấn động motor điện thường do hư hỏng bạc đạn hoặc bạc đạn khô mỡ bò. Bạn có thể thay thế bạc đạn mới sẽ khử được hiện tượng này. Hiện tượng này thường kèm theo quá nóng cục bộ.

Ngoài ra, tiếng kêu âm cao dạng huýt gió là do đường thông gió không bình thường: Nghẽn lỗ thông gió, tiết diện lỗ gió trên đường thông gió thay đổi đột ngột ở động cơ điện có tốc độ cao và có quạt gió ngoài, .v….

03. Tiếng kêu âm lượng quá lớn

Đối với những mô tơ có âm lượng quá lớn thì thường là có chạm chập vòng dây trong cuộn dây stator. Hay đấu ngược một tổ bối dây trong một pha, hư hỏng bạc đạn, v.v…

Khi đó bạn hãy kiểm tra 3 pha xem dòng điện có mất cân bằng không? Ngoài ra còn có thể do va chạm cơ khí giữa bộ phận quay và bộ phận tĩnh. Cần thiết phải tháo dỡ cả roto.

Khi có tiếng kêu to do ma sát chổi than trên vành trượt ở motor ruột quấn. Cần kiểm tra bề mặt tiếp xúc của chổi than và vành trượt có tiếp xúc tốt không ? Vật liệu chổi than có đúng không ? Vành trượt có quá mòn hay ô van không?

– – – – – – – – – –

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục mô tơ kêu to tại nhà. Hi vọng với những gì mình chia sẻ sẽ giúp các bạn khắc phục mô tơ kêu to. Chúc các bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả!

Tìm hiểu thêm:

Trả lời